Honor X7b chính thức mở bán tại Việt Nam
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.Ô tô 'con cóc' Daewoo Matiz giành đường vào trạm thu phí, dân mạng phẫn nộ
Cặp đôi đã chi hàng nghìn USD cho các chuyên gia và thử vô số xét nghiệm dị ứng, nhưng vẫn "bó tay", vì kết quả cho thấy anh không hề dị ứng với bất cứ thứ gì.
Ủng hộ hoán đổi số năm đóng BHXH thừa để được nghỉ hưu sớm
Hiệp hội APacCHRIE trực thuộc International CHRIE (ICHRIE) là một tổ chức học thuật phi lợi nhuận với sứ mệnh nâng cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu và thực tiễn kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ ăn uống (F&B). Thông qua các hội nghị, tạp chí học thuật và cơ hội trao đổi cũng như thực tập, ICHRIE triển khai hàng loạt hoạt động đặc thù tại 7 nhánh khu vực trên thế giới, bao gồm: APacCHRIE (Châu Á - Thái Bình Dương), EuroCHRIE (Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi), và các nhánh tại Mỹ, Trung Đông, Bắc Phi.Thành viên của ICHRIE đến từ nhiều trường đại học danh tiếng đào tạo về Du lịch như:Chính thức được APacCHRIE phê duyệt trở thành thành viên của Hiệp hội và là đại diện của Việt Nam trong tổ chức, TS. Nguyễn Công Minh đã tham dự cuộc họp Hội đồng APacCHRIE thường niên tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 1.2025. Tiếp đó, TS. Nguyễn Công Minh sẽ tham gia Hội nghị APacCHRIE 2025 dự kiến diễn ra vào tháng 5.2025 tại Chiang Mai (Thái Lan) với nhiều hoạt động hướng đến việc thúc đẩy kết nối và phát triển bền vững trong lĩnh vực Giáo dục Du lịch - Khách sạn. Đây sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hoài bão của TS. Nguyễn Công Minh về việc đưa Giáo dục Du lịch của Việt Nam lên bản đồ Giáo dục Du lịch của thế giới.TS. Nguyễn Công Minh tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Du lịch - Khách sạn tại Trường Quản lý Khách sạn & Du lịch (SHTM), ĐH Bách Khoa Hồng Kông (Hong Kong PolyU) - một trong những trường đại học đào tạo Du lịch nằm ở Top đầu của thế giới và khu vực Châu Á, cụ thể:Công tác tại ĐH Duy Tân từ năm 2009, TS. Nguyễn Công Minh từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý tại Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Đào tạo Quốc tế, Khoa Du lịch và hiện tại là Trưởng Ban Sau Đại học. TS. Nguyễn Công Minh đã tham gia giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên ngành Du lịch, đồng thời đã thực hiện nghiên cứu khoa học và có nhiều công bố quốc tế ISI trên các tạp chí Journal of Outdoor Recreation and Tourism, Journal of Tourism Insights, Anatolia - International Journal of Tourism and Hospitality Research,… Tại Hội nghị ISTTE 2024 - hội nghị thường niên lần thứ 43 do Hiệp hội các Nhà giáo dục Du lịch & Lữ hành Quốc tế - International Society of Travel & Tourism Educators (ISTTE) tổ chức, TS. Minh đã được trao giải Best Case Study cho đề tài "Strategic Influencer Marketing to Affluent Millennials" hay "Tiếp thị chiến lược qua người có tầm ảnh hưởng đến những người giàu thuộc thế hệ Millennials".Nỗ lực hoạt động trong lĩnh vực Du lịch, TS. Nguyễn Công Minh đã có những đóng góp quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch và tham gia nhiều đề án quan trọng như:Bên cạnh công tác đào tạo và nghiên cứu, TS. Minh còn phối hợp tổ chức nhiều sự kiện nổi bật trong ngành Du lịch, có thể kể đến là:TS. Nguyễn Công Minh cũng vinh dự được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực TP.Đà Nẵng (DCCA).Nỗ lực của nhiều thầy cô ở ĐH Duy Tân như của TS. Nguyễn Công Minh đã mang lại những hiệu quả nhất định, giúp ĐH Duy Tân trở thành một trong những cơ sở đào tạo uy tín về Du lịch ở trong nước và quốc tế, với 2 chương trình đào tạo đạt kiểm định TedQual của Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc (UNWTO - United Nations World Tourism Organization):Mới đây nhất, lĩnh vực Quản trị Du lịch & Giải trí của ĐH Duy Tân đã được xếp trong Top 51-100 Thế giới theo QS World Rankings by Subjects 2025. Chỉ có 3 ngành học của Việt Nam vinh dự được xếp hạng trong Top 100 Thế giới.Sự hiện diện của ĐH Duy Tân trong Hiệp hội APacCHRIE mang đến nhiều cơ hội kết nối quốc tế bên cạnh việc tăng cường vị thế học thuật về ngành Du lịch của nhà trường:tạo điều kiện cho thầy và trò ĐH Duy Tân tiếp tục nỗ lực đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, góp sức nâng cao vị thế của Du lịch và Đào tạo Du lịch của Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Nhận định Newcastle vs Man City (2 giờ ngày 15.5): Nhà vô địch giễu võ, giương oai
Ông Lim Kimya (73 tuổi), cựu nghị sĩ thuộc đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) bị giải thể, đã bị một người đi xe máy bắn chết hôm 7.1 khi ông đến thủ đô Bangkok của Thái Lan bằng xe buýt từ Campuchia cùng với người vợ mang quốc tịch Pháp của ông. Pháp đã lên án vụ giết chết ông Lim Kimya, cũng mang quốc tịch Pháp.Cảnh sát Campuchia cho hay họ đã bắt giữ nghi phạm nổ súng hôm 8.1 và Thái Lan đã yêu cầu dẫn độ người này.Cảnh sát Campuchia nêu tên nghi phạm là Ekkalak Pheanoi, trong khi một số kênh truyền thông Thái Lan nói nghi phạm là Ekkalak Paenoi và là cựu lính thủy đánh bộ Thái Lan."Chúng tôi đã chuyển ông ta đến giới chức Thái Lan vào sáng nay", phát ngôn viên Cảnh sát Quốc gia Campuchia Chhay Kim Khoeun nói với AFP.Theo tờ Bangkok Post, Ekkalak Phaenoi đã bị đưa từ phòng giam ở Phnom Penh vào khoảng 11 giờ sáng đến trạm kiểm soát biên giới Khlong Luek ở huyện Aranyaprathet thuộc tỉnh Sa Kaeo, nơi các quan chức Campuchia đã giao nghi phạm cho những người đồng cấp Thái Lan.Trung tướng cảnh sát Somprasong Yentuam, trợ lý cảnh sát trưởng quốc gia, và các điều tra viên cảnh sát đã lên trực thăng đến Sa Kaeo để đón nghi phạm hôm nay.Sau khi đến Đơn vị cảnh sát hàng không Thái Lan, nghi phạm đã bị cảnh sát từ lực lượng đặc nhiệm Arintharat áp giải đến đồn cảnh sát Chana Songkhram, theo Bangkok Post.Sau đó, cảnh sát Thái Lan cho hay Ekkalak Phaenoi đã nhận tội. "Tôi thú nhận rằng tôi đã làm sai", Ekkalak Phaenoi khai với cảnh sát và giới truyền thông sau khi bị cáo buộc giết người có chủ đích và sở hữu súng trái phép, theo AFP.